Phân bón DAP Đình Vũ phục hồi cây hồ tiêu
Cập nhật: 15-12-2017 12:41:50 | Tin công ty | Lượt xem: 1963
Phân bón DAP Đình Vũ phục hồi cây hồ tiêu
Cơn bão vừa qua đổ bộ vào khu vực miền Trung, Tây Nguyên gây thiệt hại lớn về người và của, đặc biệt với những nhà vườn trồng tiêu khi bị gió bão gây dập nát, đổ gãy.
Cty Cổ phần DAP VINACHEM xin được gửi tới bà con nông dân giải pháp sử dụng phân bón phức hợp DAP Đình Vũ hồi phục cho cây hồ tiêu.
Miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là một những vùng trồng hồ tiêu chủ lực của Việt Nam, trong đó riêng Tây Nguyên có diện tích hơn 23.000ha (khoảng 42% tổng diện tích cả nước).
Năng suất hồ tiêu ở vùng Tây Nguyên tăng từ 50 - 100% so với những năm 1990 nhờ nông dân đã áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật trong canh tác như tưới nước, tạo hình tỉa cành, phòng trừ sâu bệnh hại và đặc biệt là vấn đề sử dụng phân bón có hàm lượng, công thức cao ngày càng hợp lý hơn, từ đó góp phần tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế.
Những năm gần đây, nhờ tiếp cận với những tiến bộ kỹ thuật, các buổi tập huấn, bà con nông dân Tây Nguyên bắt đầu biết đến và sử dụng ngày một nhiều hơn sản phẩm phân bón phức hợp DAP Đình Vũ bón cho cây hồ tiêu, đặc biệt là hồ tiêu kinh doanh.
Kết quả sử dụng phân bón DAP Đình Vũ trên cây tiêu tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ những năm gần đây trên thực tế cho thấy, hiệu suất sử dụng có xu hướng cao hơn so với các dạng phân đơn khác.
Nguyên nhân của vấn đề này do trong phân DAP Đình Vũ ngoài yếu tố dinh dưỡng lân và đạm hữu hiệu còn có chứa rất giàu các nguyên tố trung, vi lượng khác có vai trò vừa cung cấp thêm dinh dưỡng trung lượng, vừa góp phần cải thiện chất lượng đất.
Hồ tiêu được bón phân DAP Đình Vũ sẽ phát triển khỏe mạnh, cân đối, sai quả, lá xanh đậm, tránh được các bệnh đốm lá, héo rụng lá, bệnh thối rễ, cây cho năng suất cao, chất lượng tốt, hương vị thơm ngon hơn bón phân thông thường.
Cách bón phân DAP Đình Vũ cho cây tiêu được Cty CP DAP VINACHEM khuyến cáo như sau:
Trên đất đỏ vàng hay nâu đỏ, độ phì cao, mật độ tiêu trung bình 100 cọc tiêu/sào Trung bộ 500m2: Bón 25 - 30kg vôi sau khi thu hoạch, tỉa cành và tạo tán. Lượng phân bón cho 500 m2: 10kg DAP Đình Vũ + 20kg urê + 20kg kali.
Trên đất xám, mật độ trung bình 100 cọc tiêu/sào trung bộ 500m2: Bón 25 - 30kg vôi bột. Lượng phân bón cho 500m2: 12kg DAP Đình Vũ + 25kg urê + 22kg kali.
Riêng đối với vùng trồng tiêu thâm canh cao, lượng phân bón cho 500m2: 15kg DAP Đình Vũ + 30kg urê + 30kg kali.
Số lần bón trong năm như sau:
+ Thúc lần 1: Đầu mùa mưa thúc ra hoa 20% tổng lượng mỗi loại phân.
+ Thúc lần 2: Nuôi quả bón 25% tổng lượng mỗi loại phân.
+ Thúc lần 3: Nuôi quả bón 30% tổng lượng mỗi loại phân.
+ Thúc lần 4: Nuôi quả và dự trữ cho cây bón 25% tổng lượng mỗi loại phân.
Cách bón: Bón phân theo rãnh ở mép tán, với độ sâu rãnh 5 - 7cm, rải phân đều và lấp đất rồi tưới nước giữ ẩm cho phân tan.
Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi 1kg DAP Đình Vũ tương đương 2,8kg super lân + 0,34kg đạm urê. Như vậy, với công nghệ hiện đại, toàn bộ bã thạch cao (CaSO4. 2H2O) có đặc tính làm chai cứng đất và các loại hợp chất khó tiêu khác trong quặng apatite đã bị loại bỏ. Điều này cải thiện được các đặc tính cơ lý của phân như góp phần làm tăng độ rã… Trong khi đó, việc sản xuất các loại phân lân cũ không có quá trình này. Đây là thành quả của việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ thế giới trong sản xuất phân bón ở nước ta.
Đặc tính tự nhiên và cũng là ưu thế đặc biệt của phân DAP Đình Vũ là dễ tiêu và có độ rã chậm (chậm tan). Nhờ cải tiến công nghệ hiện đại mà độ rã của phân tăng lên, nhờ đó mà khi bón lót trong gieo trồng ngũ cốc, hạt nảy mầm là có lân “ăn” ngay.
Phân tan tới đâu, cây “ăn” tới đó, phù hợp với tốc độ hấp thụ của bộ rễ và quá trình sinh trưởng của cây trồng. Tính chậm tan cũng hạn chế được thất thoát phân do rửa trôi bề mặt và tầng sâu. Nếu bón phân đúng cách, hiệu quả sử dụng lên đến trên 80% ngay trong mùa vụ đầu tiên.
Nguồn: Nongnghiep.vn