Ngôn ngữ
  • Tiếng Việt
  • English
CÔNG TY CỔ PHẦN DAP - VINACHEM

Công ty cổ phần DAP - Vinachem

Niềm vui của nhà nông

So sánh DAP 61% và DAP 64%

Cập nhật: 15-11-2018 03:43:36 | Tin công ty | Lượt xem: 1931

Trên thị trường phân bón DAP Việt Nam cũng như thế giới tồn tại hai sản phẩm chính, một loại có hàm lượng là 61% và một loại khác 64%.

Vậy giữa hai loại phân DAP này khác nhau như thế nào trong việc cung cấp dinh dưỡng với cây trồng cũng như hiệu suất sử dụng và hiệu quả kinh tế?

12-44-09_dp-dinh-vu-2
Sử dụng DAP Đình Vũ 61% hiệu quả, tiết kiệm, hạn chế rửa trôi, bay hơi thân thiện môi trường

Đầu tiên, phải khẳng định DAP là sản phẩm phân bón cao cấp nhất hiện nay, cung cấp dinh dưỡng đạm và lân cho cây trồng, thành phần chính giúp cây sinh trưởng và phát triển. Với tính chất trung tính hơi kiềm nhẹ (pH từ 7 - 8) phân bón DAP là loại sản phẩm thích hợp nhất cho tất cả các loại cây trồng và hầu hết mọi thổ nhưỡng.

Ngoài các thành phần đa lượng trong phân bón DAP được sản xuất trong nước có các thành phần trung, vi lượng tương đối cao (các thành phần có sẵn do đặc điểm riêng có của nguồn quặng apatit Việt Nam) như Zn, S, Mg, Fe, Mn, Si, Ca... đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cây trồng.

Sự khác biệt giữa DAP 61% và DAP 64% chỉ là 3% hàm lượng dinh dưỡng nên thực tế đối với cây trồng hầu như không có sự ảnh hưởng về hiệu quả bón phân khi sử dụng 2 loại phân bón này. Thực tế ở Việt Nam và trên thế giới việc sử dụng sản phẩm DAP 60 - 61% thường gấp 3 lần so với lượng phân DAP 64%.

Để so sánh hiệu quả của việc dùng phân bón DAP 61% và DAP 64% trong sản xuất NPK 1 hạt, chúng ta sẽ so sánh mức độ khó dễ trong quá trình sản xuất, tính chất của hạt sản phẩm NPK và giá thành tạo sản phẩm NPK khi sản xuất cùng 1 sản phẩm đi từ 2 nguyên liệu này.

Hiện nay việc sản xuất phân bón NPK 1 hạt với hàm lượng dinh dưỡng cao từ 40% trở lên là tương đối khó phải sử dụng các nguyên liệu cao cấp như DAP, MAP, Kali và Ure.

Khi sản xuất NPK dùng nguyên liệu DAP 64% nhập khẩu (loại 64%, dễ hút ẩm, tan nhanh) sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất: Do khả năng hút ẩm mạnh dễ chảy ướt nên khi nghiền DAP thành bột làm nguyên liệu tạo hạt đã gặp phải vấn đề bết dính trong thiết bị nghiền, chảy ướt trong quá trình vận chuyển bằng băng tải hở.

Đặc biệt, trong quá trình vê viên tạo hạt hầu như không thể dùng nước để phun tạo hạt do cả DAP 64% và urê đều chảy nước khó vê viên, tỷ lệ tạo hạt thành phẩm thấp làm giảm công suất dây chuyền. Tiếp theo, khi sản xuất ra thành phẩm cũng tạo ra sản phẩm rất dễ hút ẩm nên việc làm khô, làm nguội, đóng bao và bảo quản sản phẩm đòi hỏi rất khắt khe, chi phí cao.

Với việc dùng phân bón DAP 61% do tính chất khó hút ẩm, tan chậm nên việc nghiền bột DAP rất dễ dàng. Bột DAP sau nghiền có thể dễ dàng được cấp vào sản xuất bằng băng tải hở, không sợ bị hút ẩm ướt bết. Sản phẩm NPK sau quá trình tạo hạt rất bền chắc, không ướt giúp cho tỷ lệ tạo hạt cao, lượng hạt không đạt tiêu chuẩn thấp làm tăng công suất dây chuyền. Sản phẩm NPK sau sấy có độ tan tốt nhưng sẽ khó hút ẩm. Việc bảo quản, vận chuyển và sử dụng phân bón NPK thành phẩm cũng rễ dàng hơn, tiết giảm chi phí.

Một nhược điểm không thể không nhắc tới của NPK khi sản xuất từ DAP 64% nhập khẩu hiện nay chính từ việc cực kỳ dễ tan, dễ hút ẩm nên khi bón xuống ruộng sẽ tan rã nhanh làm cho cây trồng không hấp thu kịp gây thất thoát dinh dưỡng.

Với các kết quả nghiên cứu được công bố, các loại phân bón tan nhanh làm cho dinh dưỡng thất thoát từ 20 - 50% tổng dinh dưỡng. Việc này không những làm tăng chi phí, giảm hiệu quả kinh tế mà còn gây ô nhiễm môi trường.

Việc tạo ra phân bón NPK từ DAP 61% tan vừa phải, khó hút ẩm, làm cho các chất dinh dưỡng nhả từ từ giúp cho cấy trồng hấp thu được tốt hơn chất dinh dưỡng, tăng hiệu quả sử dụng, hạn chế ô nhiếm môi trường.

Hiện trong nước có hai doanh nghiệp của Việt Nam sản xuất, kinh doanh, cung cấp các sản phẩm phân bón DAP 61% chất lượng cao là DAP Đình Vũ của Công ty CP DAP Vinachem (Hải Phòng) và DAP Lào Cai của Công ty CP DAP Vinachem số 2, trong đó DAP Đình Vũ được coi là doanh nghiệp DAP đầu tiên tại Việt Nam với bề dày lịch sử trên 10 năm.

 

Nguồn: PHẠM TUẤN - Nông nghiệp Việt Nam