Ngôn ngữ
  • Tiếng Việt
  • English
CÔNG TY CỔ PHẦN DAP - VINACHEM

Công ty cổ phần DAP - Vinachem

Niềm vui của nhà nông

Tổng kết mô hình phân bón DAP Đình Vũ cho cây Cam tại Cao Phong, Hòa Bình

Cập nhật: 04-08-2017 07:32:37 | Tin công ty | Lượt xem: 5502

Tổng kết mô hình phân bón DAP Đình Vũ cho cây Cam tại Cao Phong, Hòa Bình

Vừa qua, Trung tâm khuyến nông tỉnh Hòa Bình phối hợp với công ty cổ phần DAP-VINACHEM Đình Vũ tổ chức hội nghị tổng kết mô hình trình diễn sử dụng phân bón phức hợp DAP Đình Vũ cho cây Cam tại huyện Cao Phong. Tham dự hội nghị, có gần 100 đại lý phân bón và người dân trồng Cam trên địa bàn huyện. Qua quá trình và thời gian hơn 6 tháng theo dõi mô hình sử dụng phân bón DAP cho thấy: Vườn Cam sử dụng phân bón DAP cây Cam sinh trưởng phát triển tốt, bộ rễ Cam to khỏe, lá dầy, chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh tốt.Bên cạnh đó, các chỉ tiêu như chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc của cây Cam trong mô hình cao hơn so với đối chứng.

Phân bón DAP Đình Vũ là một loại phân bón phức hợp đã được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp tại các nước tiên tiến trên thế giới. Ở miền Bắc nước ta, nông dân chưa được biết nhiều đến DAP do loại phân này phải nhập khẩu nên giá cao hơn nhiều so với các loại khác. Với sự ra đời của Công ty cổ phần DAP-VINACHEM (thương hiệu DAP Đình Vũ) đã cung cấp cho người nông dân sản phẩm phân bón sản xuất trong nước có hàm lượng dinh dưỡng với 45% lân nguyên chất và 16% đạm nguyên chất cùng rất nhiều thành phần trung, vi lượng khác. Qua hạch toán kinh tế cho thấy, phân bón DAP cung cấp yếu tố đa lượng, giàu dinh dưỡng, đạm và lân lên đến 61%. Cứ 1 kg DAP tương đương với 2,8 kg supe lân và 0,34 kg đạm urê. Chính vì vậy, khi sử dụng phân bón phức hợp DAP sẽ giảm được sức lao động cho nông dân, thay vì bón 25kg NPK lót như thường lệ chỉ phải bón 6kg DAP và tăng sử dụng phân lân, đạm dễ tiêu cho cây trồng.

Một số hình ảnh của buổi lễ tổng kết:

 

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT HÒA BÌNH

TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG                                                                 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc            

Số: 246B/BCKN

         Hòa Bình, ngày 15  tháng 9 năm 2016

 

BÁO CÁO

Kết quả mô hình trình diễn sử dụng phân bón DAP ĐÌNH VŨ

trên cây Cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2016

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây các tiến bộ kỹ thuật như: tiến bộ về giống, kỹ thuật canh tác, phân bón....góp phần không nhỏ trong việc nâng cao năng suất cây trồng. Đặc biệt những tiến bộ về phân bón đang được ngành nông nghiệp và người sản xuất rất quan tâm. Bên cạnh việc tăng năng suất cây trồng thì việc sử dụng phân bón, loại phân bón còn ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, môi trường chính vì những lý do đó việc tìm ra những sản phẩm phân bón phù hợp đáp ứng được những yêu cầu trên được các cơ quan chuyển giao tiến bộ kỹ thuật rất quan tâm.

Tháng 2 năm 2016 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hòa Bình kết hợp với Công ty cổ phần DAP-VINACHEM xây dựng mô hình trình diễn “sử dụng phân bón DAP Đình Vũ trên cây Cam” tại huyên Cao Phong, tỉnh Hòa Bình.

II. MỤC TIÊU TRIỂN KHAI MÔ HÌNH:

Sử dụng phân bón DAP Đình Vũ cho cây Cam kiến thiết và Cam phục hồi tại huyện Cao Phong, Hòa Bình đánh giá chất lượng phân bón và khả năng thích ứng của phân bón DAP Đình Vũ với điều kiện thổ nhưỡng của địa phương. Từ đó có kết quả để khuyến cáo bà con nông dân sử dụng phân bón đối với cây trồng sao cho hiệu quả, tiết kiệm và đạt năng suất cao.

- So sánh, đánh giá khi sử dụng phân bón DAP Đình Vũ với sử dụng phân khác bón cho cây Cam.

III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

     1. Quy mô, địa điểm và thời gian thực hiện:

Địa điểm triển khai: Huyện Cao Phong – Hòa Bình

- Quy mô diện tích: 2 ha (mỗi mô hình 1 ha)

- Số hộ tham gia: 2 hộ gồm

+ Hộ ông Nguyễn Văn Phúc, xã Tây Phong, Cao Phong, Hòa Bình

+ Hộ ông Phạm Văn Cường, khu 3, thị trấn Cao Phong, Hòa Bình

- Giống Cam: V2

- Thời gian triển khai: Từ tháng 2/2016 đến tháng 08/2016

2. Đặc điểm của phân bón DAP Đình Vũ:

- Phân bón DAP Đình Vũ là loại phân bón phức hợp cao cấp được sản xuất theo bản quyền công nghệ của Mỹ và Châu Âu, là sản phẩm của Công ty Cổ phần DAP - VINACHEM (thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam)Phân bón DAP Đình Vũ có chứa 2 yếu tố dinh dưỡng đa lượng chính là Lân nguyên chất ở dạng dễ tiêu với 45% P2O5 và Đạm hữu hiệu tan chậm 16% N2, tổng hàm lượng lên đến 61% mà cây trồng có khả năng hấp thụ hết; ngoài ra trong thành phần dinh dưỡng còn có chứa các thành phần nguyên tố Trung lượng: S, Ca, Mg… và các nguyên tố Vi lượng: Mn, Fe, Si... rất tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng  nâng cao chất lượng nông sản.

- Với đặc điểm là chất trung tính, phân DAP Đình Vũ không hại cho da tay người lao động và được dùng để bón trên mọi chân đất với đặc tính thổ nhưỡng khác nhau cũng như trên mọi cây trồng ở Việt Nam.

3.  Phương pháp thực hiện mô hình:

3.1. Tổ chức chọn hộ

- Yêu cầu chọn hộ tham gia mô hình: Hộ nhiệt tình, tự nguyện tham gia mô hình, thực hiện bón phân DAP Đình Vũ theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, có vườn Cam làm khu vực đối chứng so sánh.

Tạo điều kiện và kết hợp với cán bộ kỹ thuật theo dõi tình hình sinh trưởng, phát triển của vườn Cam.

3.2 Quy trình thực hiện

- Phân DAP Đình Vũ và các thông số kỹ thuật; Phân bón phức hợp DAP Đình Vũ: Đạm (N): 16%; Lân (PO5): 45%; Độ ẩm ≤ 2,5%; Kích thước hạt từ 2 – 4 mm.

- Kỹ thuật áp dụng: Phân DAP Đình Vũ bón thúc từ tháng 2 năm 2016 cho tới thời điểm hiện tại đã được tiến hành bón 2 lần.

         + Lần 1: Vào tháng 2/2016 CBKT Công ty DAP Đình  Vũ kết hợp cùng TT Khuyến nông triển khai hướng dẫn kỹ thuật cho các nhà vườn tham gia mô hình cuốc rãnh xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, rãnh sâu 5 - 10 cm, rộng 10 – 20 cm cho phân vào, lấp đất và tưới nước (kết hợp bón phân hữu cơ và kali).

         + Lần 2: Vào tháng 5 năm 2016 bón phân DAP Đình Vũ và Kali, rắc đều xung quanh mép tán, khi vừa mưa xong và tưới nước giữ ẩm.

      Trong thời kỳ kiến thiết cơ bản khuyến cáo các hộ nếu có điều kiện nên dùng phân DAP ngâm và pha loãng tưới thường xuyên cho cây vào thời điểm trước và sau khi cây ra lộc để thúc lộc phát triển nhanh và tập trung, hoặc dùng phân bón DAP dạng bột nghiền dùng làm nguyên liệu sản xuất NPK bón trực tiếp cho Cam và thường xuyên tưới nước gữ ẩm.

    

Bảng 2: Lượng phân, thời gian bón phân cho cây cam            ĐV: kg/gốc

 

Thời gian và lượng phân bón

 

Lượng phân bón

(kg)

Tháng 2

Tháng 5

Tháng 7

Tổng

Mô hình

DAP Đình Vũ

kg

0,4

0,2

 

0,6

Ure

kg

 

 

0,2

0,2

Kali (KCL)

kg

0,1

0,1

0,1

0,3

Phân hữu cơ hoai mục

kg

30

 

 

30

Đối chứng

Ure

kg

0,2

0,2

0,2

0,6

Lân Supe

kg

1,2

 

0,8

2,0

Kali (KCL)

kg

0,1

0,1

0,1

0,3

Phân hữu cơ hoai mục

kg

30

 

 

30

 

Nhận xét:

Qua bảng trên cho thấy lượng phân DAP Đình Vũ bón cho một gốc cho tới thời điểm hiện tại 0,6 kg/gốc + 0,2 kg Ure còn mô hình đối chứng dùng 0,6 kg Đạm Ure và 2 kg Lân để bón cho 1 gốc Cam.

Phân hữu cơ, phân Kali, vôi bột cả mô hình và đối chứng có lượng bón là như nhau.

4. Kết quả thực hiện

          Bảng 3: Một số chỉ tiêu sinh trưởng của cây cam

Chỉ tiêu theo dõi

Mô hình

Đối chứng

Đợt lộc (đợt)*

4

3

Chiều dài lộc (cm)*

27,5

25,4

Chiều cao cây (cm)

210,4

205,5

Đường kinh tán (cm)

148,5

141,7

Đường kính gốc (cm)

5,4

4,7

 

* Chỉ tiêu theo dõi từ tháng 2 cho đến tháng 8/2016

Nhận xét:

  • Qua bảng trên cho thấy trong thời gian chăm sóc, bón phân cho cây Cam từ tháng 2 cho tới tháng 8 số đợt lộc cây Cam trong mô hình ra là 4 đợt lộc còn đợt lộc ở mô hình đối chứng là 3 đợt lộc (ít hơn 1 đợt). Ngoài ra, chiều dài trung bình các đợt lộc của cây Cam trong mô hình dài hơn so với đối chứng khoảng 2,1cm. Bên cạnh đó các chỉ tiêu như chiều cao cây, đường kính tán, đường kính gốc của cây Cam trong mô hình đều cao hơn so với đối chứng.
  • Riêng vườn Cam phục hồi (7 năm tuổi) hộ ông Phạm Văn Cường tỷ lệ ra hoa kết trái đạt kết quả rất cao (khoảng 96%). Bộ lá xanh, dày, cứng cáp không bị sâu bệnh. Trái Cam phát triển đồng đều từ trong ra ngoài, vỏ mỏng. Sản lượng thu hoạch dự kiến khoảng 18 – 20 tấn/ha.

 

Bảng 4:   Kết quả theo dõi một số loài sâu hại chủ yếu trên cây cam

TT

Tên sâu hại

Mô hình

Đối chứng

1

Sâu vẽ bùa

1

3

2

Sâu đục thân

1

2

3

Sâu đục cành

1

1

4

Sâu non bướm phượng

2

`5

5

Rầy chổng cánh

1

1

6

Nhện đỏ

2

2

7

Rệp muội nâu

1

2

*  Phân cấp sâu hại  theo QCVN 01 – 119: 2012/BNNPTNT

* Nhận xét: Qua kết quả theo dõi cho thấy tình hình sâu hại trong mô hình trình diễn ít hơn đối chứng do cây trong mô hình cứng cáp và khỏe mạnh hơn và được tiến hành phòng trừ kịp thời, đúng quy trình chính vì vậy mà cấp độ bị sâu hại trong mô hình thường ở cấp độ thấp nhất (cấp độ 1).

5. Hạch toán kinh tế

Bảng 5: Hạch toán kinh tế khi bón DAP Đình Vũ so với Đạm, Lân truyền thống

         

Hạng mục                            

Mô hình

Đối chứng

Số lượng

(kg)

Đơn giá

(đ)

Thành tiền

(đ)

Số lượng

(kg)

Đơn giá

)

Thành tiền

(đ)

DAP Đình Vũ

270

12.000

3.240.000

 

 

 

Đạm Ure

90

10.000

900.000

270

10.000

2.700.000

Lân Supe

 

 

 

900

3.800

3.420.000

Kali

135

10.000

1.350.000

135

10.000

1.350.000

Chi phí mua phân bón

 

 

5.490.000

 

 

7.470.000

Chênh lệch

               1.980.000

  * Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy chi phí mua phân DAP Đình Vũ thấp hơn so với mua Đạm, Lân Kali đơn bón cho cây cam là 1.980.000 đồng/ha (01 ha 450 cây) trong khi đó các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Cam trong mô hình vượt trội hơn so với đối chứng.

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

     1. Kết luận

Qua kết quả thực hiện mô hình sử dụng phân DAP Đình Vũ cho cây cam V2 thời kỳ cây con tại thị trấn Cao Phong năm 2016 chúng tôi sơ bộ kết luận:

  • Phân bón DAP Đình Vũ phù hợp với cây Cam và đồng đất của địa phương, sử dụng phân bón DAP có những lợi ích sau

+ Giảm bớt chi phí vận chuyển (vì 1kg DAP Đình Vũ = 2,8 kg Lân + 0,34 kg Ure) sử dụng bón cho cây gọn nhẹ hơn so với bón phân đơn riêng lẻ.

Phân DAP Đình Vũ là phân bón trung tính, tan chậm hạn chế quá trình thất thoát phân bón giúp cây trồng hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng.

+ Hàm lượng dinh dưỡng cao, ít tạp chất hạn chế việc chai cứng đất và thoái hóa đất trồng

Sử dụng phân DAP Đình Vũ bước đầu cho thấy tình hình sinh trưởng của cây Cam có phần tốt hơn so với bón các loại phân bón khác.

Chi phí đầu tư mua phân bón DAP Đình Vũ bón cho cây cam thấp hơn so với đối chứng 1.980.000 đồng/ha