7 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu phân bón giảm cả lượng và trị giá
Cập nhật: 24-08-2018 03:23:38 | Tin thị trường | Lượt xem: 913
7 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu phân bón giảm cả lượng và trị giá
Nhập khẩu phân bón trong 7 tháng đầu năm 2018 đã suy giảm cả lượng và trị giá so với cùng kỳ. Dự báo, thời gian tới tình hình hoạt động nhập khẩu và thị trường trong nước sẽ bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc.
Sau 4 tháng nhập khẩu phân bón tăng liên tiếp, đến nay sang tháng 7/2018 nhập khẩu phân bón của cả nước đã suy giảm, giảm 32,1% về lượng và 33,7% trị giá tương ứng với 277,1 nghìn tấn, 78,1 triệu USD. Tính chung 7 tháng đầu năm 2018 nhập khẩu phân bón đạt 2,4 triệu tấn, trị giá 705,9 triệu USD, giảm 16,2% về lượng và 11,8% trị giá so với cùng kỳ năm 2017. Giá nhập bình quân 283 USD/tấn, tăng 5,3%.
Kali là mặt hàng phân bón được nhập nhiều nhất, chiếm 26% thị phần đạt 648,6 nghìn tấn, trị giá 179,4 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần về lượng (tức tăng 130,66%) và gấp 2,5 lần trị giá (tức tăng 150,52%) so với cùng kỳ. Kế đến phân SA, chiếm 22,2% đạt 554,8 nghìn tấn, trị giá 71,116 triệu USD, tăng 55,7% về lượng nhưng giảm 43,5% trị giá. Tiếp theo phân DAP, Ure, NPK tuy nhiên lượng nhập đều sụt giảm, trong đó NPK giảm mạnh 64%, tương ứng với 299 nghìn tấn.
Việt Nam nhập khẩu phân bón từ thị trường Trung Quốc, Nga và các nước Đông Nam…, trong đó phân bón từ Trung Quốc chiếm thị phần lớn 32,6%, đạt 814,6 nghìn tấn, trị giá 206,2 triệu USD, giảm 27,78% về lượng và 27,94% trị giá so với cùng kỳ. Đứng thứ hai là thị trường Nga cũng đều sụt giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 14,14% và 10,43% tương ứng 369,7 nghìn tấn, trị giá 116,1 triệu USD.
Phân bón xuất xứ từ các nước Đông Nam Á chiếm 13,9%, đạt 346,8 nghìn tấn, trị giá 95,3 triệu USD, giảm 0,48% về lượng nhưng tăng 8,28% trị giá so với cùng kỳ; từ các nước EU chiếm 2,9% thị phần đạt 72,6 nghìn tấn, trị giá 25,7 triệu USD, tăng 9,46% về lượng và 9,66% trị giá.
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm 2018 lượng phân bón nhập khẩu từ các thị trường đều tăng trưởng chiếm 57,8%. Đặc biệt, thay vì tăng nhập khẩu phân bón từ các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Nga, Belarus… thì Việt Nam nhập từ các thị trường như Malaysia và Israel đều có tăng mạnh, tăng lần lượt 53,84% và 41,67% về lượng và 75,81%; 47,7% về trị giá so với cùng kỳ.
Về chủng loại phân bón nhập khẩu, trong 7 tháng đầu năm 2018, kali là mặt hàng phân bón được nhập nhiều nhất, chiếm 26% thị phần đạt 648,6 nghìn tấn, trị giá 179,4 triệu USD, tăng gấp 2,3 lần về lượng (tức tăng 130,66%) và gấp 2,5 lần trị giá (tức tăng 150,52%) so với cùng kỳ. Kế đến phân SA, chiếm 22,2% đạt 554,8 nghìn tấn, trị giá 71,116 triệu USD, tăng 55,7% về lượng nhưng giảm 43,5% trị giá. Tiếp theo phân DAP, Ure, NPK tuy nhiên lượng nhập đều sụt giảm, trong đó NPK giảm mạnh 64%, tương ứng với 299 nghìn tấn.
Dẫn nguồn tin từ Tri thức trẻ, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc diễn ra sẽ tác động không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu và thị trường phân bón của Việt Nam trong thời gian tới, khi mà tỷ giá giữa USD/VND bị tác động tăng mạnh và Trung Quốc giảm giá đồng nội tệ. Khi tỷ giá tăng cao, nhập khẩu phân bón sẽ bất lợi. Trong khi giá phân bón thế giới tăng, Việt Nam lại áp dụng thuế phòng vệ với DAP, phụ thu thêm 6% với urê, DAP… Do vậy, những mặt hàng trong nước sản xuất được như DAP, urê tới đây có thể lượng nhập khẩu sẽ giảm, còn với các mặt hàng trong nước chưa sản xuất được như kali, SA vẫn phải nhập khẩu và điều này khiến người tiêu dùng phải mua với mức giá cao hơn.
Thị trường nhập khẩu phân bón 7 tháng đầu năm 2018
Thị trường |
7T/2018 |
+/- so với cùng kỳ 2017 (%)* |
||
Lượng (Tấn) |
Trị giá (USD) |
Lượng |
Trị giá |
|
Trung Quốc |
814.649 |
206.210.073 |
-27,78 |
-27,94 |
Nga |
369.783 |
116.188.517 |
-14,14 |
-10,43 |
Belarus |
173.366 |
47.380.363 |
-14,74 |
-9,41 |
Canada |
141.589 |
41.478.248 |
13,24 |
22,84 |
Nhật Bản |
130.333 |
15.667.597 |
-14,65 |
-20,3 |
Indonesia |
127.986 |
35.942.621 |
4,56 |
14,16 |
Lào |
96.025 |
22.676.002 |
-22,19 |
-13,84 |
Malaysia |
95.136 |
26.584.608 |
53,84 |
75,81 |
Israel |
89.495 |
28.684.738 |
41,67 |
47,7 |
Đài Loan |
71.190 |
10.723.643 |
-11,49 |
-11,23 |
Hàn Quốc |
67.726 |
29.908.016 |
-43,15 |
-35,16 |
Bỉ |
39.394 |
13.576.214 |
1,02 |
-1,58 |
Đức |
33.231 |
12.170.711 |
21,51 |
25,69 |
Na Uy |
24.249 |
9.952.776 |
9,15 |
15,41 |
Philippines |
16.720 |
5.971.421 |
-37,52 |
-42,22 |
Thái Lan |
11.023 |
4.134.181 |
-22,22 |
-13,22 |
Hoa Kỳ |
5.216 |
7.784.937 |
17,29 |
12,88 |
Ấn Độ |
1.260 |
2.454.496 |
28,83 |
26,05 |
Ả Rập Xê Út |
186 |
76.347 |
-90,22 |
-84,5 |
Nguồn: Vinanet