Nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản, phân bón tăng mạnh vượt trội
Cập nhật: 04-08-2017 09:03:14 | Tin thị trường | Lượt xem: 792
Nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản, phân bón tăng mạnh vượt trội
Phân bón nhập khẩu từ Nhật Bản lại tăng mạnh vượt trội, tuy kim ngạch chỉ đạt 3,3 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng 845,39%.
Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản 875,6 triệu USD, giảm 11,53% so với tháng 1/2016.
Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản các nhóm hàng công nghiệp, công nghiệp chế biến, nông sản… trong đó mặt hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác là mặt hàng chủ lực, chiếm 27,4% tổng kim ngạch, với 240,6 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ giảm 20,74%. Đứng thứ hai là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, với 158,5 triệu USD, giảm 10,65%, kế đến là sắt thép các loại giảm 14,58%, tương ứng với 76,8 triệu USD…
Nhìn chung, tháng đầu năm 2017, Nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản tốc độ các mặt hàng đều tăng trưởng âm, chiếm 55,2% và ngược lại các mặt hàng tăng trưởng dương chiếm 44,7%.
Đáng chú ý, thời gian này, mặt hàng phân bón nhập khẩu từ Nhật Bản lại tăng mạnh vượt trội, tuy kim ngạch chỉ đạt 3,3 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước tăng 845,39%. Cùng với mặt hàng phân bón, nhập khẩu quặng và khoáng sản khác cũng có tốc độ tăng trưởng đáng kể, tăng 376,26%, kim ngạch đạt 740,4 nghìn USD.
Một điểm đáng chú ý nữa nhập khẩu từ Nhật Bản trong tháng 1/2017 so với tháng 1/2016 thiếu vắng mặt hàng nguyên phụ liệu thuốc lá.
Thống kê sơ bộ của TCHQ Việt Nam về tình hình Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản tháng đầu năm 2017
ĐVT: USD
Mặt hàng |
Tháng 1/2017 |
So sánh với Tháng 1/2016 (%) |
Tổng |
875.641.498 |
-11,53 |
máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác |
240.699.080 |
-20,74 |
máy vi tính, sản phẩm đện tử và linh kiện |
158.529.986 |
-10,65 |
sắt thép các loại |
76.867.088 |
-14,58 |
sản phẩm từ chất dẻo |
41.844.115 |
-4,13 |
linh kiện, phụ tùng ô tô |
34.129.536 |
-12,93 |
vải các loại |
27.967.070 |
-16,57 |
chất dẻo nguyên liệu |
27.831.501 |
20,11 |
sản phẩm từ sắt thép |
25.346.814 |
-12,52 |
phương tiện vân tải khác và phụ tùng |
23.688.184 |
79,44 |
sản phẩm hóa chất |
22.617.833 |
18,82 |
kim loại thường khác |
19.070.395 |
27,12 |
hóa chất |
16.779.412 |
-26,82 |
phế liệu sắt thép |
15.318.989 |
-22,35 |
ô tô nguyên chiếc các loại |
13.447.854 |
-44,19 |
Nguyên phụ liệu dệt, may da giày |
11.391.997 |
6,66 |
giấy các loại |
10.547.484 |
27,96 |
cao su |
8.249.351 |
28,85 |
thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh |
7.896.723 |
1,37 |
sản phẩm từ cao su |
7.566.247 |
-9,10 |
dây điện và dây cáp điện |
6.974.984 |
-14,11 |
máy ảnh, máy quay phim và linh kiện |
6.865.323 |
137,47 |
Hàng thủy sản |
6.227.497 |
15,19 |
sản phẩm từ kim loại thường khác |
4.138.879 |
-25,25 |
phân bón các loại |
3.344.523 |
845,39 |
dược phẩm |
2.781.502 |
39,48 |
sản phẩm từ giấy |
2.648.255 |
-4,49 |
điện thoại các loại và linh kiện |
2.544.562 |
-40,46 |
xơ, sợi dệt các loại |
2.507.265 |
-38,79 |
sản phẩm khác từ dầu mỏ |
1.988.898 |
-45,10 |
chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm khác |
1.561.227 |
-15,50 |
dđá quý, kim loại quý và sản phẩm |
1.503.558 |
-31,13 |
Thuốc trừ trừ sâu và nguyên liệu |
1.491.680 |
-48,99 |
hàng điện gia dụng và linh kiện |
1.263.820 |
38,68 |
chế phẩm thực phẩm khác |
1.076.872 |
1,14 |
sữa và sản phẩm |
778.105 |
5,02 |
quặng và khoáng sản khác |
740.443 |
376,26 |
gỗ và sản phẩm |
591.968 |
53,00 |
thức ăn gia súc và nguyên liệu |
397.453 |
-59,83 |
Theo nguồn thông tin từ Báo Công Thương điện tử, hàng đặc sản của Nhật đang tìm đường chinh phục khác Việt.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên được Nhật chọn trong chiến dịch đẩy mạnh xuất khẩu thực phẩm ra thế giới bởi thị trường tiềm năng, phát triển nhanh và người tiêu dùng dễ chấp nhận sản phẩm mới.
Hiệp hội Công thương Hokkaido (Nhật Bản) mới đây đã phối hợp với Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) tổ chức Chương trình xúc tiến doanh nghiệp (DN) Việt Nam - Hokkaido, nhằm giúp DN tìm kiếm cơ hội xuất khẩu các sản phẩm đặc sản của Nhật sang thị trường Việt Nam.
Ông Horiuchi, đại diện đoàn DN Hokkaido cho biết, Hokkaido có lợi thế đặc biệt trong trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Các sản phẩm thế mạnh của Hokkaido là gạo, thịt bò, hải sản; ngoài ra còn có các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, mỹ phẩm.
Ông Horiuchi cho biết thêm, các địa phương của Nhật Bản, trong đó có Hokkaido đặc biệt quan tâm tới thị trường Việt Nam và đang nhanh chóng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường trao đổi hàng hóa tại đây. Trong chương trình đến tìm hiểu thị trường Việt Nam lần này, các DN Hokkaido mong muốn hợp tác với các DN Việt Nam trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, phân phối, bán lẻ, nhà hàng để đưa những sản phẩm thực phẩm đặc sản, chất lượng của địa phương đến với người tiêu dùng Việt Nam. Trong đó có nhiều sản phẩm đặc trưng của vùng như gừng, nước sốt, cua đỏ, cua tuyết, gia vị các loại nước tương, nước chấm Nhật…
Đại diện Công ty GOYO chuyên cung cấp bánh trôi nước Nhật cho biết muốn giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam bánh làm hoàn toàn từ khoai tây Nhật, dẻo ngon, giàu giá trị dinh dưỡng. Một bánh trôi nước ở Nhật khoảng 30.000 đồng/viên, về Việt Nam dự định bán 10.000 đồng/viên. Với giá bán này ở thị trường Việt Nam sẽ phải chọn địa điểm bán phù hợp còn ở Nhật bán trong các trung tâm thương mại, siêu thị có giá thuê mặt bằng cao. Ngoài thực phẩm, các DN Nhật còn giới thiệu mỹ phẩm chiết xuất từ củ cải đường Hokkaido, các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe.
Từ phía các DN, nhà hàng của Việt Nam cũng đánh giá cao sản phẩm thực phẩm của Hokkaido với hương vị khá đặc biệt, được sản xuất với dây chuyền hiện đại, đảm bảo yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất của các sản phẩm Nhật Bản nói chung, Hokkaido nói riêng là giá bán khá cao, chỉ phù hợp với một nhóm khách hàng và các nhà hàng cao cấp. Để các sản phẩm của Nhật Bản có thể phổ biến rộng rãi tại thị trường Việt Nam thì cần phải cắt giảm tối đa các chi phí như vận chuyển, bảo quản và DN trung gian.
Theo đánh giá của Tổ chức Thúc đẩy ngoại thương Nhật Bản (JETRO) hiện xuất khẩu thực phẩm của Nhật đạt kim ngạch 7,5 tỷ USD hàng năm và chính phủ đề ra mục tiêu tăng trưởng 30% đến năm 2019. Trong khi thị trường thực phẩm Việt Nam đang phát triển nhanh, người tiêu dùng dễ chấp nhận sản phẩm mới và đây sẽ là cơ hội lớn cho các DN thực phẩm của Nhật tham gia vào thị trường Việt Nam.
Nguồn: Vinanet