Thế giới đói nguồn cung phân bón, loạt cổ phiếu phân bón trong nước tăng mạnh
Cập nhật: 02-10-2021 04:34:12 | Tin thị trường | Lượt xem: 530
Thế giới đói nguồn cung phân bón, loạt cổ phiếu phân bón trong nước tăng mạnh
Giới chuyên gia nhận định, với việc giá phân bón đã tăng lên mức cao nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua, bắt nguồn từ những tác động của thiên tai khắp nơi đến các vấn đề chính trị và khủng hoảng khí hậu, rất có thể thế giới lại có thêm một sự kiện Thiên Nga đen mới.
Theo thống kê, vào năm 2008, giá một tấn urê NOLA đã tăng từ 350 đô la vọt lên tới 825 đô la, trong khi giá phân DAP thế giới cũng leo lên mức 702 đô la/tấn do cung không đủ cầu.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay thì sự lo ngại của các chuyên gia là hoàn toàn có lý do các yếu tố thúc đẩy nguồn cung vẫn đang tiếp tục tăng lên. Ngoài chi phí vận chuyển tăng vọt, giá năng lượng cũng tăng mạnh trong tuần này, với giá khí đốt tự nhiên tăng đến hơn 6 USD/đơn vị nhiệt Anh (mmbtu), gần đạt mức đỉnh hồi năm 2014. Đây được cho là một yếu tố có thể làm đội chi phí sản xuất nitơ, loại nguyên liệu quan trọng sản xuất phân đạm hơn nữa trong năm nay vì các vấn đề về nguồn cung dường như đang xuất hiện ở mọi góc độ, với vô số các vấn đề ảnh hưởng đến sản lượng và giá phân bón.
Ông Linville cho biết: “Bão Ida đã phá hủy sản xuất ở Mỹ, cộng với các sự cố kỹ thuật chưa thể khắc phục trong bối cảnh dịch bệnh COVID. Trong khi đó, Trung Quốc, nhà sản xuất urê lớn nhất thế giới đã cắt giảm xuất khẩu để kìm giữ ổn định giá trong nước và châu Âu cũng đang khủng hoảng vì giá khí đốt tự nhiên. Tất cả gộp lại cho thấy, có rất nhiều dấu hiệu đi tới kết luận đây có thể là một cơn ác mộng".
Trước đó theo trang tin The Scoop, Phó Chủ tịch tập đoàn phân bón khổng lồ Yara, Gary Vogen nói rằng trên quy mô toàn cầu, các nhà sản xuất phân bón đều đã cắt giảm sản lượng để né khủng hoảng giá khí đốt tự nhiên đang ngất ngưởng, loại nguyên liệu quan trọng để sản xuất nitơ.
“Trong một tình huống bình thường, nếu bạn thấy một đợt tăng giá ở châu Âu thì phần còn lại của thế giới sẽ bù đắp. Nhưng hiện tại, tất cả các chuỗi cung ứng đều bị hạn chế do nhu cầu tăng mạnh từ năm ngoái, cùng với nhiều hạn chế về thuế quan tiềm ẩn khác nên nhiều khả năng phải tới quý đầu tiên của năm 2022 mới nhìn thấy cơ hội để giải quyết vấn đề giá khí đốt tự nhiên. Do vậy giá phân bón cũng sẽ tiếp tục bị tác động và bị thúc đẩy bởi các ảnh hưởng toàn cầu khác”, ông Gary Vogen cho biết.
Khó lường thị trường phân bón
Chuyên gia Linville cho biết, ông chưa có cơ sở nào để thấy giá nitơ sẽ giảm xuống trong khoảng thời gian từ nay đến mùa xuân tới trong khi phân lân và kali sẽ phụ thuộc nhiều vào những gì nông dân quyết định bón cho cây trồng của họ vào mùa thu này. Và… khi nguồn cung tổng thể vẫn tiếp tục chịu áp lực thì điều duy nhất có thể gây áp lực lên giá phân bón vào thời điểm này là hủy bỏ nhu cầu trên diện rộng.
“Có rất nhiều người đang kêu ca với mức giá đầu vào như vậy, sẽ buộc phải cắt bỏ diện tích trồng ngô của mình để chuyển đổi vì đậu nành và một số cây trồng khác rõ ràng là không có nhu cầu phân bón. Vấn đề là, giả sử chúng ta có một kịch bản mà rất nhiều nông dân ngồi đó và quyết định chuyển từ ngô sang trồng đậu nành thì diện tích ngô có thể giảm từ 91 xuống 85 hoặc 87 triệu mẫu, và đó là một tình huống xấu", ông Linville cho biết.
Theo nhà kinh tế học Jackson Takach của hãng Farmer Mac, khi các sản phẩm nông nghiệp vẫn có nhu cầu cao và các vấn đề về vận chuyển cản trở chuỗi cung ứng thì lịch thời vụ của toàn bộ ngành nông nghiệp có thể kéo dài trong năm tới.
“Việc thu mua các container rỗng để chứa hàng hóa vẫn còn vô cùng đắt đỏ. Vì vậy, tôi coi đó vẫn là một mối lo tiềm ẩn cho ngành trong năm 2022, dẫn tới khả năng có thể xảy ra sự sụt giảm chi tiêu toàn cầu cho thực phẩm hoặc chi phí vận chuyển thực phẩm sẽ gây áp lực giảm lợi nhuận", ông Jackson nói.
Theo thống kê, vào năm 2008, giá một tấn urê NOLA đã tăng từ 350 đô la vọt lên tới 825 đô la, trong khi giá phân DAP thế giới cũng leo lên mức 702 đô la/tấn do cung không đủ cầu.
Trong bối cảnh thế giới hiện nay thì sự lo ngại của các chuyên gia là hoàn toàn có lý, do các yếu tố thúc đẩy nguồn cung vẫn đang tiếp tục tăng lên. Ngoài chi phí vận chuyển tăng vọt, giá năng lượng cũng tăng mạnh trong tuần này với giá khí đốt tự nhiên tăng đến hơn 6 USD/đơn vị nhiệt Anh (mmbtu) - gần đạt mức đỉnh hồi năm 2014. Đây được cho là một yếu tố có thể làm đội chi phí sản xuất nitơ, loại nguyên liệu quan trọng sản xuất phân đạm hơn nữa trong năm nay vì các vấn đề về nguồn cung dường như đang xuất hiện ở mọi góc độ, với vô số các vấn đề ảnh hưởng đến sản lượng và giá phân bón.
Theo nhà phân tích đầu tư Josh Linville của hãng StoneX Group, vào thứ Hai tuần này, Chính phủ Trung Quốc đã chính thức cấm hoạt động xuất khẩu phân DAP (lân, phốt phát) cho đến hết tháng 6 năm 2022. Tin tức này được đưa ra trong bối cảnh sản xuất của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bị kìm hãm do lo ngại lượng phát thải carbon quá mức từ các nhà máy. Ngay lập tức tác động thị trường đã được nhìn thấy qua giá cả bởi Trung Quốc hiện chiếm gần một phần ba thương mại phốt phát thế giới.
Lệnh cấm phân DAP chỉ là động thái mới nhất trong một loạt các sự kiện đang gây ra một cú sốc về nguồn cung phân bón, ngay trước thêm mùa vụ trồng trọt năm 2022. Và cú sốc này đang tạo ra một đợt tăng giá đột biến chỉ có thể so sánh với năm 2008, thậm chí với nhiều lo ngại một số chủng loại phân bón còn có thể vượt qua mức giá phân bón cao kỷ lục mà nông dân đã chứng kiến hồi năm 2008.
Hưởng lợi từ thông tin này, nhóm cổ phiếu hân bón trong nước đã giao dịch sôi động trở lại sau những ngày im ắng.
Tâm điểm giao dịch phiên chiều 30/9/2021 chủ yếu xoay quanh nhóm cổ phiếu phân bón - hóa chất. Kết phiên, DCM tăng trần lên 26.450 đồng; BFC, DPM, LAS, SFG, DGC, LIX đều tăng trên 1%. Trước đó, nhóm này cũng đã tăng mạnh trong phiên ngày 29/9.
Theo dự báo, những thông tin về sự "đói" cung và nguyên vật liệu sản xuất phân bón trên thế giới có thể sẽ tiếp tục tác động lên nhóm cổ phiếu phân bón trong nước thời gian tới.
Nguồn: Kinhtechungkhoan.vn